Các biện pháp trị u máu trên mặt hiệu quả

U máu trên mặt thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể thoái triển theo thời gian. Tuy nhiên, đôi khi u máu trên mặt cũng cần được điều trị để hạn chế biến chứng và ảnh hưởng thẩm mỹ. Có nhiều hiện pháp để điều trị u máu, tùy vào từng trường hợp cụ thể để có biện pháp phù hợp, hiệu quả nhất. 

Tổng quan về u máu trên mặt

U máu trên mặt hay gặp ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện sau sinh khoảng 2 tuần. Về bản chất thì u máu hình thành là do sự tăng sinh nội mạc mạch máu và có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể như đầu, mặt, cổ, tay chân,  hầu họng, khí phế quản, gan…Nhưng trong đó có khoảng  60% u máu tập trung ở đầu, mặt, cổ. 

Các biện pháp trị u máu trên mặt hiệu quả

U máu có thể phát triển theo 3 giai đoạn bao gồm giai đoạn tăng sinh, ổn định và sau cùng là giai đoạn thoái triển. U máu trên mặt thường thoái triển từ khi trẻ khoảng 5 tuổi, nhưng cũng có trường hợp nó phát triển kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết u máu trên mặt là một nốt hay mảng thay đổi màu sắc, như màu đỏ hoặc tím. Có thể nổi trên mặt da, khi sờ vào thường mềm và có thể ấn xẹp, nhưng khi bỏ tay thì nó lại trở về hình dạng ban đầu. 

Đến này người ta vẫn chưa biết rõ được nguyên nhân nào dẫn tới u máu. Đa số gặp ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể thứ phát sau chấn thương. 

Khi nào cần điều trị u máu trên mặt

Không phải khi nào u máu cũng cần điều trị, chỉ điều trị khi có ảnh hưởng nhất định, bao gồm: 

  • Có thể gây ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ, khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm.
  • Những u máu phát triển nhanh, cần điều trị để tránh đến giai đoạn thoái triển nguy cơ để lại sẹo hoặc mô mỡ xơ thừa làm mất tính thẩm mỹ.
  • U máu bị loét, nhiễm trùng và chảy máu cũng cần được điều trị.
  • Nếu u máu ở gần vị trí  mi mắt gây che lấp tầm nhìn ảnh hưởng thị lực. Nó cũng có thể xâm lấn khiến trẻ bị tổn thương mắt. 

Các biện pháp trị u máu trên mặt hiệu quả?

Nếu như u máu trên mặt gây ra những biến chứng trên thì việc điều trị có thể đặt ra. Những biện pháp có thể bao gồm dùng thuốc nội khoa nhằm thu nhỏ khối u máu, phẫu thuật, laser…tùy từng trường hợp mà có chỉ định cụ thể. Dưới đây là một số biện pháp có thể được sử dụng trong việc điều trị u máu trên mặt: 

  • Điều trị nội khoa: Phương pháp này hay được áp dụng với những u vừa phải, đang trong giai đoạn phát triển và tiên lượng có thể thoái lui. Điều trị bằng thuốc có thể giảm bớt triệu chứng khó chịu cho người bệnh, giảm sự phát triển quá mức bằng việc dùng thuốc corticoid, chẹn beta giao cảm.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp có thể đặt ra nếu như khối u máu có tiên lượng dễ dàng tách ra khỏi tổ chức. Tuy nhiên, lưu ý việc phẫu thuật cũng có nguy cơ gây ra biến chứng chảy máu nghiêm trọng hay không loại bỏ hết tổn thương, dễ gây tái phát. 
  • Tiêm xơ: Có tác dụng làm giảm kích thước các tổn thương mạch máu. Nhưng tiêm xơ thường phải điều trị nhiều lần, bệnh nhân có thể dễ đau và sưng nề nhiều, bị ảnh hưởng do độc tố của chất gây xơ.
  • Các phương pháp điều trị bằng laser: Đây là một bước tiến trong điều trị u máu, mang lại hiệu quả điều trị cao..Các biện pháp có thể dùng như laser CO2, Argon,  copper vapor, Nd:YAG…Laser điều trị cũng tỏ ra có nhiều ưu điểm như cầm máu tốt nên ít chảy máu, ít tổn thương, ít phù nề nhất. Nhược điểm là do laser phát sóng liên tục thường gây các tổn thương thành loét ở bề mặt, sau điều trị có thể gây đau và cản trở việc liền vết thương. Tuy nhiên, nó vẫn được coi là biện pháp hiện đại, có thể mang đến hiệu quả cao khi điều trị. Để giảm tác dụng phụ bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín. 

Trên đây là một số biện pháp hiện nay đang được áp dụng trong điều trị u máu trên mặt. Phẫu thuật và laser là hai biện pháp được lựa chọn nhiều hơn cả. Nhưng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố để bác sĩ lựa chọn phương pháp phù hợp cho bạn. 

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI – Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn và không để lại sẹo
  2. U máu lách là gì?
  3. Dấu hiệu nhận biết và biến chứng của u máu xương hàm

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ