Chàm bớt bẩm sinh là gì, có cần chữa trị không?

Sở hữu một làn da mịn màng, sáng bóng, tươi mới như bé sơ sinh là mong ước chung của tất cả phái đẹp, nhưng thực tế đôi khi lại trái ngược với mong ước đó, hiện tượng phổ biến nhất là bị chàm bớt bẩm sinh. Vậy chàm bớt bẩm sinh là gì?

Chàm bớt bẩm sinh là gì?

Có nhiều tên gọi khác nhau nhưng bản chất của chàm bớt bẩm sinh là sự gia tăng bất thường các tết bào sắc tố melanocyte ở vùng trung và thượng bì của da, sau đó chúng xâm lấn nên bề mặt của da và tạo thành các vết có màu đen, nâu, đỏ, … tùy theo các yếu tố nội tiết của cơ thể những vết này có các kích thước và màu sắc khác nhau. Đa phần các vết chàm bớt bẩm sinh thường xuất hiện nhiều ở các khu vực da mặt, cổ, vai, lưng, ngực, đôi khi ở cả chân tay.

chàm bớt bẩm sinh là gì?

Tuy các nhà khoa học chưa chứng minh được hết sự nguy hiểm của chàm bớt bẩm sinh đối với sức khỏe thể chất vì đa số chúng là lành tính nhưng đối với sức khỏe tinh thần thì nó thực sự là nỗi ám ảnh của đại đa số người bi, đặc biệt là phái đẹp.

Về mặt giao tiếp xã hội, người bị chàm bớt bẩm sinh thường tự ti, mặc cảm và từ đó thường dẫn đến cuộc sống bị bế tắc, công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều trường hợp còn dẫn đến mắc bệnh trầm cảm hoặc đổ vỡ gia đình.

Chàm bớt bẩm sinh là sinh ra đã có vì thế người bị cần nhận định rõ tình trạng thực tế của các vết chàm bớt như thế nào, nếu không thể xác định thì bạn cần nên đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để thăm khám và có kết quả trả lời sát thực nhất từ phía bác sĩ, chuyên gia da liễu.

Tuy hiên có thể nhận đinh chàm bớt bẩm sinh qua vẻ ngoài của các vết như kích thước (loại nhỏ có đường kính dưới 2cm; loại trung bình có đường kính từ 2cm đến dưới 20 cm; loại to hay còn gọi là khổng lồ có đường kính trên 20cm), màu sắc (xanh đen, đen, nâu, cafe, vang đỏ,…) và tiết diện (phẳng hoặc lồi) của chúng. Đôi khi còn có thể xác định thông qua vị trí của các vết chàm bớt (mặt, cổ, vai, lưng, ngực,…).

Chàm bớt bẩm sinh có cần chữa trị không?

Những thập niên về trước, đa phần việc chữa trị chàm bớt bẩm sinh thường áp dụng theo phương pháp truyền thống, ví dụ:

  • Sử dụng ghép da: dùng da ở các vùng khác để gép thay cho vùng da bị chàm bớt, đây là phương pháp điều trị có xâm lấn nhưng hiệu quả đạt được cũng không như mong muốn.
  • Sử dụng thuốc có Corticosteroid: sử dụng thuốc chống viêm sưng ở ngoài da, vì là thuốc nên sẽ có tác dụng phụ gây nguy hiểm. Người bằng phương pháp này cần phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi.
  • Phương pháp sử dụng điều trị lạnh, bào da, đốt điện: đây là phương pháp được các bác sĩ và chuyên gia da liễu đánh giá hiệu quả không cao, nguy cơ gây biến chứng lớn, thường để lại sẹo nên ít được phổ biến trên thị trường hiện nay.

Ngày nay, với khoa học hiện đại, phương pháp truyền thống không còn phù hợp trong việc chữa trị chàm bớt bẩm sinh. Khoa học đã chứng minh, laser là biện pháp đem lại hiệu quả cao, ít biến chứng và có thể tùy chỉnh theo các đặc điểm chuẩn đoán lâm sàng của người bị chàm bớt, ví dụ như: sử dụng laser medlite, laser picosure, laser toning, laser revlite, laser q-switched ND YAG, laser “nhuộm màu” tia dạng xung (pulsed dye Laser – PDL) và các phương pháp chữa trị bằng laser khác.

Đặc điểm chung của phương pháp chữa chàm bớt bẩm sinh bằng tia laser:

  • Không gây đau.
  • Không xâm lấn.
  • Không để lại sẹo.
  • Không mất nhiều thời gian.
  • Hiệu quả cao.

Mỗi một loại laser khác nhau, có các bước sóng khác nhau điều chỉnh nhiệt độ và năng lượng khác nhau để phù hợp cho từng vùng da cũng như các loại vết chàm bớt, do đó việc sử dụng tia laser để chữa chàm bớt bẩm sinh cần phải đến đúng cơ sở uy tín, máy móc hiện đại, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tay nghề giỏi, nhiều kinh nghiệm mới thực sự an toàn nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra cho người bị.

Dịch vụ liên quan:

  1. Chàm bớt bẩm sinh chữa được không?
  2. Bị bớt bẩm sinh có gây nguy hiểm tới sức khỏe không?
  3. Chữa chàm bớt bẩm sinh hiệu quả mà bạn nên biết ngay
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ