Chàm bớt trên da: khi nào thì nguy hiểm?

Chàm bớt trên da là một hiện tượng phổ biến ngoài da của khá nhiều người với nhiều màu sắc phổ biến như: xanh tím, xanh lơ, nâu, đen, hồng nhạt hoặc đỏ tươi. Chàm bớt thường xuất hiện ở các em bé sơ sinh ngay khi vừa lọt lòng hoặc sau 1 vài tuần tuổi. Hiện tượng này có thể vô hại nhưng cũng có thể báo hiệu những vấn đề nguy hại của sức khỏe mà cha mẹ cần chú ý.

Chàm bớt trên da: khi nào thì nguy hiểm?

1. Vì sao lại có chàm bớt trên da?

Chàm bớt là những bất thường trên da thường xuất hiện từ khi trẻ sinh ra, nốt ruồi cũng có thể được coi là 1 loại lành tính. Còn lại được chia thành 2 loại được tạo thành từ mạch máu hoặc sắc tố da. 

  • Vết chàm bớt được tạo thành từ mạch máu: Chúng được hình thành ngay khi mới sinh do sự bất thường của các mạch máu hoặc mao mạch. Vì có màu đỏ nên còn được gọi là u máu hay bớt rượu vang đỏ;
  • Chàm bớt được hình thành do sắc tố: loại này lại được tạo thành từ các tế bào sắc tố tạo màu da tập hợp lại 1 cách bất thường vì thế màu sắc cũng rất đa dạng, có thể nhiều màu như rám, nâu, xám, đen hoặc xanh.

2. Các vết chàm bớt có nguy hiểm không?

Chàm bớt trên da có 2 loại, một loại vô hại và 1 loại thì ngược lại, chúng là báo hiệu những dấu hiệu bất thường của cơ thể cần sự can thiệp nếu không sẽ có những nguy hiểm nhất định.

2.1. Những loại chàm bớt vô hại

  • Bớt sắc tố:

Bớt sắc tố có rất nhiều màu sắc như đen, tím, xanh lơ, nâu,… với kích thước đa dạng từ vài cm hoặc rộng đến hết cả đùi, mông. Nguyên nhân của tất cả những vết chàm bớt này là do sự ứ đọng và tăng bất thường sắc tố melanin dưới da. Có thể đi kèm với tăng lông hoặc không. Khi thử ấn tay hoặc miết vào vùng chàm này thì thì màu sắc của vết chàm vẫn giữ nguyên do có tính chất bẩm sinh ở trung bì và thượng bì. May mắn là khi trẻ lớn lên thì những vết chám bớt này cũng sẽ từ từ mờ đi rồi mất hẳn mà không cần can thiệp gì.

  • Chàm bớt Mông Cổ:

Không nhiều màu sắc như vết bớt sắc tố ở trên, chàm bớt Mông cổ thường bị nhầm lẫn với vết bầm tím bởi chúng có màu sắc tương tự nhau. Những vết bớt này thường xuất hiện ở vùng hông hay dưới lưng bé. Bớt này được xếp trong loại vô hại vì chúng cũng lành tính và mờ đi khi trẻ được 4 tuổi trở lên. 

  • Chàm bớt tạo thành từ các mạch máu:

Chàm bớt được hình thành từ mạch máu có màu sắc đặc trưng là đỏ tươi hoặc hồng nhạt. Chúng xuất hiện ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ hoặc sau sinh bởi các động mạch nhỏ dưới da giãn nở quá mức và mức độ thường xuyên khiến máu dồn tại đó và đọng lại luôn. 

Chính vì do sự dồn đọng lại của máu tạo thành nên loại này sẽ nhạt màu nếu bạn xoa miết tay lên, nhưng sẽ trở lại như cũ nếu bỏ tay ra. Với những vết bớt có màu đỏ hồng còn gọi là u máu phẳng.

Loại bớt này sẽ lành tính nếu không bị kích thích thêm nữa, nhưng chúng có thể tăng theo thời gian khi trẻ lớn lên và chỉ dừng lại ở mốc dậy thì. Dù không mang tính thẩm mỹ nhưng bớt này vẫn được coi là lành tính nếu không xuất hiện ở mắt. Rất hiếm gặp nhưng nếu bớt này có ở mắt thì có thể thoái hóa ác tính.

2.2. Các loại chàm bớt có nguy hiểm cần lưu ý

  • U máu hang:

Với vết chàm bớt tạo thành từ các mạch máu nhưng có sự kích thích từ tiểu động mạch ở mức cao hơn, thành búi, chùm hoặc gồ ghề trên bề mặt da thì được gọi là u máu phồng hay u máu hang. Và loại này đặc biệt nguy hiểm nếu không may bị trầy xước, bởi chúng làm chảy máu âm ỉ hoặc ồ ạt dễ dẫn đến nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

  • Chàm bớt màu cà phê sữa:

Loại chàm bớt này có tên gọi như vậy bởi nó có màu nâu nhạt hoặc màu sữa, đa số có hình bầu dục. Chúng không mất đi khi đứa trẻ lớn lên, và nếu trẻ có nhiều hơn 4 vết thì nên cho trẻ đi khám ngay bởi đây là dấu hiệu của u xơ thần kinh. Đa số trường hợp này không gây hại, nhưng số ít lại gây ra bệnh nguy hiểm nếu khối u này chèn ép mô thần kinh hay các mô khác.

  • Chàm bớt rượu vang đỏ:

Giống tên gọi của nó,chàm bớt rượu vang đỏ có màu đỏ hoặc tím, và thường xuất hiện trên mặt trẻ hay những bộ phận khác đều do sự rò rỉ mạch máu.

Ảnh hưởng tới thẩm mỹ nhiều hơn các loại khác bởi chúng có màu sắc đậm và nếu không được điều trị thì không những không mất đi mà còn sậm màu hơn. Đáng lưu ý là có tới gần 10% trẻ có vết bớt loại này ở khu vực mí mắt, vị trí cần theo dõi và điều trị bổ sung bởi nó có thể báo hiệu những bất thường trong não.

Tất cả các loại đều ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý, gây mặc cảm, trở ngại khi giao tiếp xã hội. Chính vì vậy để loại bỏ chúng một cách an toàn, hiệu quả các bạn cần có sự tư vấn của đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại.

Bài viết liên quan:

  1. Chàm bớt bẩm sinh có chữa được hay không?
  2. CHÀM BỚT VÀ NHỮNG BÍ MẬT KHÔNG AI NÓI CHO BẠN
  3. NHỮNG VẾT CHÀM BỚT LÚC NÀO SẼ TRỞ NÊN NGUY HIỂM

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ