Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em bằng Laser Nd: YAG – Hiệu quả, An toàn, Thời gian ngắn

Điều Trị U Máu bằng Laser Nd: YAG – Hiệu quả, An toàn, Thời gian ngắn

                                                      PGS.TS.BS Phạm Hữu Nghị

Tóm tắt

Ứng dụng laser Nd:YAG là một phương pháp mới hiện nay trong điều trị u mạch máu trẻ em. Với kĩ thuật điều trị trị u mạch máu trẻ em bằng laser Nd:YAG đã áp dụng, đạt kết quả điều trị tốt là 76,19 %, kết quả vừa là 14,29 % và kết quả kém là 9,52 %  trong đó 75,0%  bệnh nhi chỉ cần 1 lần điều trị. Các u thể nông có kích thước nhỏ thường đạt kết quả tốt cao và nhiều hơn các u có kích thước vừa và to một cách có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Các u thể nông có diện tích rộng, u thể lan tỏa, u thể gồ cao và u thể hỗn hợp có tỉ lệ kết quả tốt không cao. Ưu điểm của phương pháp điều trị UMMTE bằng laser Nd:YAG là có thể làm mất u hoặc làm hạn chế đến làm ngừng sự phát triển của u  với hiệu quả cao với số lần và thời gian điều trị ngắn và có thể điều trị u với kích thước lớn, với mọi hình dạng và vị trí trên da. Tuy sẹo có thể thấy ở phần lớn các u được điều trị nhưng không có sẹo lồi vì thế để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như hạn chế sẹo nên điều trị càng sớm càng tốt với mục tiêu trước hết là hạn chế sự phát triển của u.

Từ khóa: u mạch máu trẻ em; laser Nd: YAG

 

I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

1. 1 Đối tượng nghiên cứu:

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán UMMTE: gồm đặc điểm lâm sàng và đặc điểm tiến triển của tổn thương. Đặc điểm tiến triển của thương tổn là quan trọng nhất của UMMTE : u thường xuất hiện sau sinh và phát triển rất nhanh hơn cả tốc độ lớn lên của trẻ, sau đó u ngừng phát triển và bắt đầu thoái lui chậm sau 1 năm tuổi. Đặc điểm lâm sàng của tổn thương: các UMMTE thể nông là các nốt, mảng màu đỏ tươi, nổi gồ trên mặt da, có nhiều tiểu thùy; các UMMTE thể sâu có màu tím, xanh, hay màu da, sờ có cảm giác ấm, chắc như cao su, u mềm hơn khi thoái lui.
  • Chẩn đoán phân biệt với dị dạng mạch máu (xuất hiện lúc sinh, phát triển tỉ lệ thuận với sự lớn của trẻ và không bao giờ tự thoái lui…)
  • Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Tất cả bệnh nhân đều là trẻ em có tuổi từ 3 tháng đến 12 tháng, có u mạch máu trẻ em thể thông thường ở da và niêm mạc theo tiêu chuẩn chẩn đoán trên. Tất cả bệnh nhân phải thỏa mãn điều kiện được kiểm tra lại sau điều trị ít nhất là 3 tháng (khám trực tiếp và trả lời câu hỏi qua điện thoại)

  • Tiêu chuẩn loại trừ:
  1. Bệnh nhân ở ngoài độ tuổi trên
  2. Các UMMTE thể đặc biệt
  3. Những bệnh nhân không được kiểm tra lại
  4. Bệnh nhân có các bệnh nặng khác kèm theo

 

II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UMMTE BẰNG LASER Nd: YAG

2.1 Số lần điều trị

  • 1 lần điều trị: có 63 Bệnh nhi = 75%
  • 2 lần điều trị: có12 Bệnh nhi = 14,29 %
  • 3 lần điều trị: có 9 Bệnh nhi = 10,71%

Những bệnh nhi chỉ có 1 lần điều trị là những trường hợp u nhỏ, gồ ít. Những trường hợp cần 2 đến trên 3 lần điều trị là những u có kích thước lớn, lan tỏa, gồ cao và u hỗn hợp.

2.2 Kết quả điều trị

Bảng 3.5: Kết quả điều trị

Kết quả ĐT Số bệnh nhân Tỉ lệ
Tốt 64 76,19 %
Vừa 12 14,29 %
Kém 8 9.52 %
Tổng số 84 100 %

Bảng 3.5 cho thấy: Bên cạnh kết quả tốt và vừa, có 8 bệnh nhân có kết quả kém vì sẹo gồ, sẹo mất sắc tố và trong đó có 5 bệnh nhi có u vẫn tiếp tục phát triển ở dưới da mặc dù phần u ở da đã hết.

 

Hình 3.1: Bệnh nhân L.V.T có u thể gồ thấp ở bụng .

A – trước điều trị lúc 4 tháng tuổi B – sau điều trị 6 tháng, đạt kết quả tốt

 

2.2.1 Kết quả điều trị và kích thước u

Bảng 3.6 : Kết quả điều trị và kích thước u

Kích thước u Ø ≤ 1cm   Ø >1-3 cm  Ø >3cm Số BN
 

Kết quả

Tốt 30 (90,91%) 20 (68,97%) 14 (63,64%) 64
Vừa 2 (6,06%) 5 (17,24%) 5 (22,73%) 12
Kém 1 (3,03%) 4 (3,45%) 3 (13,64%) 8
Tổng 33 BN (100%) 29 BN (100%) 22 BN (100%) 84
So sánh kết quả tốt P= 0,0353 < 0,05 với χ2 = 6,69

Số liệu trong bảng 3.6 cho thấy: Kết quả tốt của nhóm u  ≤ 1cm so với các nhóm còn lại là khác nhau có ý nghĩa thống kê với P <0,05. Như vậy u càng nhỏ, kết quả điều trị tốt càng cao.

 

Hình 3.2: Bệnh nhân N.M.H, có u nhỏ ở má phải.

A – trước điều trị lúc 3 tháng tuổi B – sau điều trị 5 tháng, đạt kết quả tốt

 

2.2.2 Kết quả điều trị liên quan đến các thể lâm sàng

Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả điều trị liên quan đến các thể lâm sàng

Thể bệnh Thể nông Thể

gồ thấp

Thể

gồ cao

Thể

lan tỏa

Thể

hỗn hộp

U ở niêm mạc môi
Số bệnh nhân 79 67 12 5 5 8
Kết quả điều trị

BN(%)

Tốt 61(77,22%) 55(82,09%) 6(50,0%) 2(40,0%) 3(60,0%) 6(75,0%)
Vừa 11(13,92%) 8(11,94%) 3(25,0%) 2(40,0%) 1(20,0%) 1(12,0%)
Kém 7(8,86%) 4(5,97%) 3(25,0%) 1(20,0%) 1(20,0%) 1(12,0%)

Trong bảng 3.7:

  • Kết quả điều trị với các u thể nông và u thể gồ thấp là tốt nhất trong các thể bệnh của u: 77% bệnh nhân đạt kết quả tốt với u thể nông và 82,09 % bệnh nhân đạt kết quả tốt với u thể gồ thấp.
  • Kết quả điều trị tốt của nhóm bệnh nhân có u gồ cao chỉ đạt mức 50 %
  • Với u ở niêm mạc môi có thể điều trị đạt kết quả tốt cao tới 75,00 %

Hình 3.3: Bệnh nhân B.T.V có UMMTE gồ thấp ở má trái.

A – trước điều trị lúc 3 tháng tuổi B – sau điều trị 10 tháng, đạt kết quả tốt

 

Hình 3.4: Bệnh nhân N.H.T, có UMMTE lan tỏa ở ½ mặt phải.

A – trước điều trị lúc 4 tháng tuổi B – sau điều trị 30 tháng, đạt kết quả tốt

 

Hình 3.5: Bệnh nhân N.H.H,  có UMMTE thể hỗn hợp vùng đỉnh đầu trái.

A – trước điều trị lúc 4 tháng tuổi B – sau điều trị 43 tháng, đạt kết quả tốt

Trong điều trị đưa laser qua kim chọc luồn qua da vào u

 

Hình 3.6: Bệnh nhân N.C.C,  có UMMTE ở niêm mạc môi dưới trái.

A – trước điều trị lúc 4 tháng tuổi B – sau điều trị 43 tháng, đạt kết quả tốt

 

2.2.3 So sánh kết quả điều trị giữa u thể gồ thấp và u thể gồ cao

Bảng 3.8: So sánh kết quả điều trị tốt giữa u thể gồ thấp với u thể gồ cao

Thể lâm sàng của u Kết quả điều trị tốt So sánh
U thể gồ thấp (67 BN) 82,09 % P = 0,038

χ2 = 4,27

U thể gồ cao (12 BN) 50,00 %

Số liệu trong bảng 3.8 cho thấy kết quả điều trị tốt giữa u thể gồ thấp với u thể gồ cao khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Cụ thể là điều trị các u thể gồ thấp cho nhiều kết quả tốt hơn khi điều trị u thể gồ cao.

 

III. KẾT LUẬN

Với phương pháp điều trị bằng laser Nd:YAG đã áp dụng, kết quả điều trị UMMTE đạt kết quả tốt là 76,19 %, kết quả vừa là 14,29 % và kết quả kém là 9,52 % trong đó 75,0%  bệnh nhi chỉ cần 1 lần điều trị. Các u thể nông có kích thước nhỏ thường đạt kết quả tốt cao và nhiều hơn các u có kích thước vừa và to một cách có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Các u thể nông có diện tích rộng, u thể lan tỏa, u thể gồ cao và u thể hỗn hợp có tỉ lệ kết quả tốt không cao. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là có thể làm mất u hoặc làm hạn chế đến làm ngừng sự phát triển của u với hiệu quả cao với số lần và thời gian điều trị ngắn và có thể điều trị u với kích thước lớn, với mọi hình dạng và vị trí trên da. Tuy sẹo có thể thấy ở phần lớn các u được điều trị nhưng không có sẹo lồi vì thế nên điều trị càng sớm càng tốt với mục tiêu trước hết là hạn chế sự phát triển của u.

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ