GIÃN MAO MẠCH CÓ DỄ ĐIỀU TRỊ KHÔNG?

Để trị giãn mao mạch hiệu quả, trước hết bạn cần hiểu rõ về bệnh lý mình gặp phải, từ nguyên nhân hình thành đến các cách khắc phục, bao gồm các biện pháp đơn giản tự thực hiện cũng như nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ và liệu pháp công nghệ cao.

[VTV2] Phác đồ điều trị giãn mao mạch (mạch máu nhỏ) đột phá của PGS.TS.BS. Phạm Hữu Nghị

Đài truyền hình VTV2 đưa tin về Phác đồ Trị giãn mạch máu nhỏ Chuẩn Y khoa của BS. Nghị – Nguyên Trưởng khoa Laser BV TWQĐ 108

Chứng giãn mao mạch là gì?

Giãn mao mạch (giãn mạch máu nhỏ, tĩnh mạch mạng nhện) hay còn được biết đến với tên gọi khoa học là telangiectasia hay spider veins. Đây là tình trạng khá phổ biến, dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường là những mao mạch nhỏ nổi rõ trên da hoặc niêm mạc tạo thành những tia nhỏ ngoằn ngoèo và tập trung thành từng nhánh như mạng nhện. Về màu sắc, đôi khi là màu đỏ, nhưng cũng có thể là màu xanh. Vị trí thường thấy ở trên mặt như mũi, má, cằm hay chân – những vùng da mỏng, yếu.

Vì sao bị giãn mao mạch?

Giãn mao mạch có thể phát triển ở bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, nhưng một số người có thể có cơ hội phát triển cao hơn những người khác.

Một số nguyên nhân gây vỡ mạch máu trên mặt bao gồm:

  • Di truyền: Những người có thành viên trong gia đỉnh bị giãn mao mạch thì sẽ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng này.
  • Ánh nắng mặt trời: Việc tiếp xúc liên tục, trong một thời gian dài với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp che chắn hay bảo vệ da cũng sẽ khiến bạn có nguy cao bị giãn mao mạch. Do tác động nhiệt, tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời có thể làm phình, kéo giãn, thậm chí là phá vỡ các mao mạch dưới da.
  • Thay đổi thời tiết: Những thay đổi mạnh mẽ của thời tiết (như nóng hoặc lạnh đột ngột) có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể, khiến da mặt bị đỏ ửng. Các mạch máu nhỏ dưới da có thể vỡ, gây ra hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện.
Ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây giãn mao mạch
  • Mang thai: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng có thể gây ra hiện tượng giãn mao mạch. Một số trường hợp sẽ tự biến mất sau khi sinh, nhưng một số trường hợp không tự mất đi mà thậm chí ngày càng đậm và rõ nét hơn.
  • Chấn thương: Giãn mao mạch cũng có thể xảy ra sau một tổn thương da như sẹo (sẹo lồi, lõm), xạ trị, tiếp xúc với nhiệt quá lâu (bệnh erythema ab igne),…
  • Nghiện rượu: rượu có thể làm giãn mạch máu tạm thời. Tiêu thụ rượu thường xuyên có thể dẫn đến vỡ mạch máu, xuất hiện tình trạng giãn mao mạch.
  • Tác hại của việc làm đẹp sai cách: sử dụng mỹ phẩm có chứa corticsteroid trong thời gian dài, tác động quá mức của laser khi điều trị nám… có thể bào mòn lớp bảo vệ khiến da mất đi lớp dừng dày trở nên mỏng yếu, mẫn cảm và giãn mao mạch.
  • Một số loại bệnh: các bệnh về gan, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm da… khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng và nhiệt độ, rất dễ sinh ra hiện tượng giãn mao mạch.

Bệnh giãn mao mạch có nguy hiểm không?

Bệnh giãn mao mạch ở mặt không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên đây là yếu tố thẩm mỹ lớn đối với người gặp phải. Vùng da bị giãn mao mạch không chỉ có những đường mạch máu đỏ nổi bật như mạng nhện mà bề mặt da còn sần sùi, không được láng mịn và hiện tưởng màu da không đồng nhất.

Giãn mao mạch mặt ảnh hưởng tới nhan sắc mà người bệnh thường tìm cách che đi bằng cách trang điểm. Đây chỉ là giải pháp tình thế. Vì vậy để không gặp phải bệnh lý xấu xí này, trước hết chúng ta cần chú ý các biện pháp đề phòng. Bên cạnh đó là tìm hiểu các phương pháp điều trị giãn mao mạch hiệu quả, an toàn và phù hợp nhất để áp dụng.

Giãn mao mạch và các biện pháp phòng ngừa

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu bạn sở hữu một làn da trắng, mỏng và nhạy cảm, tốt nhất ngay từ bây giờ, nên áp dụng các biện pháp bảo vệ nhằm tránh tại động có hại từ môi trường lên da.

Các biện pháp đơn giản có thể thực hiện như:

  • Tránh nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ cao từ phòng tắm hơi hoặc thời tiết nắng nóng có thể làm giãn mạch máu và tăng khả năng xuất hiện tĩnh mạch mạng nhện.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những hôm có nền nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời gay gắt, tốt nhất nếu không có việc gì thật cần thiết thì bạn tránh ra đường, nhất là vào giờ cao điểm như giữa trưa để tránh sự tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời lên da.
  • Thoa kem chống nắng. Thoa kem chống nắng là một công việc rất cần thiết nên được thực hiện hàng ngày. Sử dụng loại kem chống nắng phù hợp và nhớ thoa lại kem chống nắng ít nhất ngày 2 lần hoặc trước khi ra ngoài trời để phát huy tối đa khả năng bảo vệ của sản phẩm.
  • Tránh sử dụng chất kích thích. Chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá… kích thích tăng cường lượng máu lưu thông và dễ gây hiện tượng phình giãn mao mạch.

Các biện pháp khắc phục giãn mao mạch có thể thực hiện được tại nhà

  • Make-up ngụy trang.
    Đây là cách nhanh và dễ áp dụng nhất để che giấu các tình trạng da dễ thấy, nhất là hiện tượng giãn mao mạch. Bạn có thể sử dụng các loại kem che khuyết điểm có độ che phủ tốt để che đi màu đỏ hoặc màu xanh của tình trạng giãn mao mạch. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế. Chưa kể đến một số “tai nạn” nhỏ khi lớp make-up bị trôi đi, vết giãn mao mạch vẫn lộ ra như thường.
Kem che khuyết điểm là giải pháp tạm thời dấu đi tình trạng giãn mao mạch
  • Hạn chế sử dụng nước nóng.
    Tác động nhiệt từ nước nóng sẽ khiến các mạch máu thêm phình và giãn nỡ, tình trạng giãn mao mạch sẽ càng nặng hơn. Do đó, nên sử dụng nước lạnh hoặc ấm để rửa mặt nhằm tránh tổn thương tới vùng da bị giãn mao mạch.
  • Nén hơi lạnh.
    Biện pháp nén lạnh đơn giản như áp một túi nước đá hoặc túi đậu Hà Lan đông lạnh có thể được áp dụng cho mặt sau khi phơi nắng hoặc tiếp xúc với nhiệt. Hơi lạnh có thể làm giảm sự xuất hiện tình trạng giãn mao mạch.
  • Giấm táo.
    Dùng tăm bông chấm một chút giấm táo lên vùng da bị giãn mao mạch có thể làm giảm tình trạng đỏ giúp da đều màu hơn.
  • Nha đam.
    Nghiên cứu chỉ ra rằng, lô hội có thể làm giảm mẩn đỏ như một loại kem dược liệu (hydrocortison) nhưng cũng làm khô các tế bào da. Sau khi sử dụng lô hội, bạn nên thoa một chút kem dưỡng ẩm cho da.
  • Vitamin C.
    Theo khoa học, vitamin C đóng vai trò chính trong việc giữ cho các mạch máu khỏe mạnh. Vitamin C có thể giúp các mạch máu đàn hồi tốt hơn và giữ collagen trong các tế bào. Tại nhà, bạn cũng có thể sử dụng vitamin C như một liệu pháp chăm sóc da đơn giản phòng ngừa tình trạng giãn mao mạch, nhất là tại các vùng da mỏng, yếu.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thường thì hiện tượng giãn mạch máu không gây hại cho sức khỏe mà chỉ là vấn đề thẩm mỹ. Một số trường hợp phụ nữ sau sinh, tình trạng giãn mao mạch sẽ tự thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên đa số, giãn mao mạch không tự khỏi và khiến người bị mất tự tin.

Nếu bạn không muốn áp dụng các giải pháp tình thế tại nhà mà cần biện pháp điều trị triệt để giãn mao mạch thì tốt nhất nên trực tiếp nhờ tới sự thăm khám của bác sĩ uy tín, giàu chuyên môn.

Một số khác, nếu e ngại rằng hiện tượng giãn mạch máu trên mặt có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn cũng có thể tới bác sĩ để kiểm tra và tư vấn.

Trị giãn mao mạch như thế nào?

Sau quá trình thăm khám, xác định tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp để điều trị giãn mao mạch. Các giải pháp bao gồm:

  • Retinoids.
    Kem có thành phần retinoid được sử dụng cho nhiều tình trạng da trong đó có giãn mao mạch. Retinoids có thể giúp làm giảm tình trạng giãn mao mạch và tăng cường sức khỏe của da. Tuy nhiên, chúng có thể làm khô da và gây ngứa, đỏ sau khi bôi.
  • Tiêm xơ.
    Một dung dịch được tiêm trực tiếp vào mạch máu sẽ kích ứng niêm mạc của tĩnh mạch khiến nó xơ cứng và hình thành sẹo. Khi đó, lượng máu lưu thông sẽ buộc phải chuyển hướng chảy qua các tĩnh mạch khỏe hơn khác. Như vậy, hiện tượng nổi màu xanh hoặc đỏ trên da sẽ hết (do lúc này máu khôn còn đi qua vùng mạch máu bị giãn nữa). Tĩnh mạch xơ có thể tự tiêu biến dần trong vòng vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, việc tiêm xơ có thể gây đau đớn, thậm chí là tình trạng tăng sắc tố sau khi tiêm khiến cho các tĩnh mạch xuất hiện nhiều và dày đặc hơn.
  • Ánh sáng IPL.
    Liệu pháp ánh sáng IPL sử dụng ánh sáng đặc biệt xuyên qua lớp da xuống các tầng sâu hơn mà không làm hỏng lớp bề mặt trên cùng. Tác động của ánh sách giúp phá vỡ mạch máu, loại bỏ tình trạng giãn mao mạch. Tuy nhiên, việc điều trị ánh sáng thường phải kéo dài và trong một số trường hợp không thực sự mang lại hiệu quả cao.
  • Liệu pháp Laser.
    Hiện tại, Laser được xem là giải pháp an toàn và triệt để nhất để loại bỏ tình trạng giãn mạch máu, đặc biệt là giãn mạch máu ở mặt. Trong đó, Laser xung dài là thế hệ hiện đại nhất được hơn 300 bác sĩ trên toàn thế giới ưu tiên áp dụng điều trị cho bệnh nhân bị giãn mao mạch của mình. Việc sử dụng Laser xung dài vào điều trị giãn mạch máu không chỉ xử lý triệt để bệnh lý mà còn giúp da đều màu, khỏe mạnh, ngăn ngừa tái phát cũng như sự xuất hiện mới của hiện tượng giãn mao mạch. Vì vậy, biện pháp này được sử dụng rộng rãi và nhận được sự tin tưởng của hàng triệu khách hàng toàn cầu.

Trên đây là các kiến thức về giãn mao mạch được chuyên gia Da liễu Aeslatek tổng hợp nhằm đem đến thông tin tham khảo cho khách hàng có cái nhìn toàn diện hơn về loại bệnh lý da này.

Giãn mao mạch có thể điều trị triệt để nhưng cần được áp dụng phương pháp an toàn mới đảm bảo cho bạn một làn da đẹp và khỏe.

Liên hệ ngay với chúng tôi để có được giải pháp trị giãn mao mạch toàn diện nhất!

Aeslatek – Phòng khám Laser Thẩm mỹ Công nghệ cao by Dr. Nghị

PGS.TS.BS. Phạm Hữu Nghị – Nguyên trưởng khoa Laser BV 108

Cơ sở 1: 39 Lê Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: 44 đường Trung Phụng (ngõ 360 Xã Đàn cũ), Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0333.573.257

Dịch vụ điều trị giãn mao mạch tại Aeslatek

  1. Phác đồ Điều trị giãn mao mạch Chuẩn Y khoa với công nghệ Laser xung dài SP Dynamis
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ