Giãn mao mạch ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Đặc điểm về cấu trúc và sinh lý của da ở trẻ sơ sinh có khác biệt rất lớn so với da của người trưởng thành (tỷ lệ diện tích da/kg của trẻ sơ sinh gấp 5 lần so với da của người lớn). Do đó da của trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương hơn, mức độ nhiễm khuẩn cao hơn và khả năng hấp thụ các loại thuốc trên da cũng lớn hơn so với người lớn. Vì thế khi trẻ sơ sinh bị giãn mao mạch, các bậc cha mẹ cần lưu ý và theo dõi kỹ các dấu hiệu triệu chứng của bệnh ở trẻ.

Khi các bậc cha mẹ quan sát các vùng da của trẻ bị giãn mao mạch, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng ở trẻ như: bị chảy máu cam và có khi xuất hiện hằng ngày; thấy có những vết đường ren màu đỏ hay những chấm đỏ nhở ở quanh môi, trêm mặt, vùng đầu, vùng đầu lưỡi, trên ngón tay và ở trong miệng; thấy trẻ có dấu hiệu của thiếu máu và thiếu sắt; trẻ bị khó thở hoặc đau đầu và có thể bị co giật, thì cha mẹ cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên gia để khám và chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh ở trẻ.

giãn mao mạch ở trẻ sơ sinh

Nếu các bậc cha mẹ không thấy có các triệu chứng như trên hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì cũng không cần quá lo lắng mà chủ yếu tập chung vào việc chăm sóc trẻ như:

  1. Tuyệt đối không sử dụng các loại mỹ phẩm hay kem dưỡng da cho trẻ vào thời kỳ này vì có thể gây nguy cơ nhiễm trùng da của trẻ và có thể biến giãn mao mạch ở da biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn như u mạch máu hoặc có thể làm xuất huyết mạch máu. Những trường hợp đặc biệt thì cần phải có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo đúng các quy tăc sử dụng.
  2. Tắm và vệ sinh da đúng cách cho trẻ để loại bỏ các chất bẩn bám trên da của trẻ vì ở thời kỳ sơ sinh da của trẻ có các chất gây và đây chính là nơi lý tưởng để các loại vi khuẩn phát triển, việc tắm và vệ sinh đúng cách cho trẻ là biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ giảm giãn mao mạch cũng như sự lan rộng ra của các vùng da bị giãn mao mạch.
  3. Các vật dụng như bỉm, quần áo, tã,… của trẻ cần luôn luôn sạch sẽ để làm giảm nguy cơ da của trẻ bị tổn thương, tốt nhất nên dùng các loại quần áo mềm và mịn vì làn da của trẻ còn rất yếu.
  4. Tăng cường cho trẻ dùng sữa mẹ và bổ sung các loại vitamin khoáng chất cần thiết cho giai đoạn này ở trẻ. Mẹ của trẻ cũng nên tăng cường bổ sung các loại vitamin E, A, C, B, B1, B12 và các khoáng chất cần thiết, nâng cao chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ và vệ sinh thân thể cũng như quần áo của mẹ sạch sẽ nhằm bảo vệ trẻ.
  5. Giữ gìn môi trường sống quanh trẻ sạch sẽ, tránh dùng các loại hóa chất có tác hại cho da của trẻ.
  6. Mát xa da cho trẻ một cách nhẹ nhàng và nên dùng nước ấm có pha muối loãng để rửa sạch da cho trẻ sau mỗi lần mát xa, lưu ý quá trình mát xa phải thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến da của trẻ, đặc biệt là các vùng da của trẻ bị giãn mao mạch.

Với trẻ sơ sinh bị giãn mao mạch dạng lành tính thì các bậc cha mẹ chỉ cần theo dõi và tuân thủ các nguy tắc trên, các vùng da bị giãn mao mạch ở trẻ sẽ sớm mất dần đi theo thời gian.

Trường hợp trẻ đến 10 tuổi mà các vùng da bị giãn mao mạch không biến mất thì khi đó các bậc cha mẹ chỉ cần đưa trẻ đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để khám và xác định phương pháp điều trị cho trẻ.

Dịch vụ liên quan:

  1. CÓ TRỊ ĐƯỢC GIÃN MAO MẠCH KHÔNG?
  2. Có phải dùng retinol bị gian mao mạch ở da không?
  3. Giãn mao mạch toàn thân có bao giờ xảy ra và nguy hiểm không?
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ