Nguyên nhân và cách chữa bớt chàm ở trẻ sơ sinh?

Theo số liệu khảo sát có khoảng hơn 10% trẻ sơ sinh khi sinh ra sau một vài tuần có xuất hiện các vết bớt chàm trên da (bớt chàm bẩm sinh). Chúng thường có màu xám, màu nâu, màu vàng, màu vàng hoặc là màu hồng, màu đỏ. Các vết bớt chàm này bề mặt của chúng có thể phẳng hoặc sần sùi.

Nguyên nhân gây bớt chàm ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân và cách chữa bớt chàm ở trẻ sơ sinh?

Về nguyên nhân có các bớt chàm ở trẻ sơ sinh thì cho đến nay khoa học vẫn chưa xác định được rõ, đa phần được xác định là do sự phát sinh bất thường của các sắc tố da melanin của trẻ chứ không phải do yếu tố di truyền hoặc quá trình bà mẹ mang thai ảnh hưởng đến trẻ.

Có nhiều dạng bớt chàm ở trẻ sơ sinh, thường là dạng màu hồng nhạt, màu đỏ hay màu như vết bầm tím. Vị trí thường là ở trên mặt, cổ, chân tay, lưng, ngực. Đa số chúng vô hại và sẽ mất dần theo thời gian song có những trường hợp sẽ không bị mất đi mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của trẻ.

  1. Với bớt chàm có màu hồng nhạt: đa số là vô hại và không cần điều trị vì chúng sẽ mất dần theo thời gian (trẻ lên 2 tuổi). Chỉ trường hợp trẻ sau 2 tuổi trở đi mà những vết bớt chàm này không biến mất mà có các dấu hiệu khác thường thì cha mẹ nên đưa các trẻ đi khám để kiểm tra.
  2. Với bớt chàm có màu đỏ (màu rượu vang): là do sự phát triển bất thường ở các mạch máu dưới da, thường xuất hiện sau 2 tuần từ khi trẻ được sinh ra. Loại này được chia làm 2 dạng là dạng phẳng (do mạch máu phát triển bất thường ở sâu dưới da) và dạng lồi lên (do mạch máu phát triển bất thường nằm sát da). Loại này thường sẽ lan rộng ra rất nhanh và sau đó sẽ dần dần co lại và mất đi khi trẻ lên 9 hoặc 10 tuổi.
  3. Với bớt chàm có màu như bị bầm tím: thường thì chúng hay xuất hiện ở chân tay, mông, đôi khi ở mặt, ngực, lưng. Loại này đa phần là lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe về thể chất nhưng khi trẻ lên 10 mà không thấy có dấu hiệu mất đi thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa để tiến hành xóa vết bớt chàm cho trẻ nhằm tránh ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần của trẻ.

Cách chữa và làm giảm nguy cơ bị biến chứng bớt chàm ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Lời khuyên cho đa số các bậc cha mẹ là khi thấy trên da của trẻ xuất hiện những vết bớt chàm thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và chuẩn đoán đúng tình trạng từ đó có thể xác định được việc phải điều trị khi cần thiết. Có nhiều cách để điều trị cho trẻ, ví dụ như:

  1. Sử dụng thuốc bôi có chứa corticosteroid để bôi trên bề mặt da bị bớt chàm. Thời gian điều trị lâu và có thể dẫn đến các tác dụng phụ như làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ bị cao huyết áp, giảm phát triển, đục thủy tinh thể và có nguy cơ khiến da bị nhiễm trùng.
  2. Sử dụng công nghệ laser để điều trị, tuy nhiên chỉ có thể thực hiện được khi trẻ từ 10 tuổi trở lên.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh có những vết chàm bớt:

  • Nên cắt ngắn các móng tay hoặc cho trẻ đeo găng tay nhằm tránh việc trẻ gãi, cào làm xước da dẫn đến việc có thể bị viêm da, nhiễm trùng da.
  • Tuyệt đối tránh sử dụng các chất tẩy rửa (xà phòng, nước xả vải, bột giặt,…) vì nó có thể gây kích ứng da dẫn đến viêm da, đặc biệt là các vùng da bị bớt chàm.
  • Luôn luôn giữ gìn sạch sẽ, cho trẻ vui chơi ở những nơi thoáng mát và rộng rãi.
  • Để trẻ ti sữa mẹ nhiều hơn, tránh các thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ.
  • Cung cấp đủ cho trẻ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết để giúp trẻ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ nên đưa trẻ đi khám ngay ở các cơ sở y tế để đề phòng tình huống xấu nhất là do biến chứng của chàm bớt gây ra.

Dịch vụ liên quan:

  1. Chàm bớt bẩm sinh có chữa được không?
  2. Em bị chàm bớt bẩm sinh có điều trị được không?
  3. Trị chàm bớt bẩm sinh như thế nào cho hiệu quả
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ