U máu ở môi dưới phải làm sao?

U máu ở môi dưới là một vị trí có thể gặp khi bị u máu vùng đầu mặt. Tình trạng này thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ, có thể thoái triển sau một thời gian mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, với một số trường hợp thì u máu vẫn cần được điều trị. 

U máu ở môi dưới là gì? 

U máu ở môi dưới phải làm sao?

U máu là một loại u lành tính và không phải ung thư được tạo bởi việc các tế bào nội mô sinh sản nhanh chóng một cách bất thường. Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi tức là trẻ dưới 1 tuổi.

U máu có thể hình thành tại nhiều nơi trên cơ thể, trong đó hay gặp hơn cả là vùng đầu mặt cổ chiếm tới 60% tổng số các trường hợp. U máu môi dưới là một dạng u máu vùng đầu mặt, nhưng vị trí xuất hiện là ở môi dưới.

Sau khi xuất hiện, u máu ở môi dưới có thể lớn dần lên, từ một vết đỏ nhỏ giống như nốt ruồi son, rồi nó có thể phát triển trở thành một mảng màu hồng đậm hay có thể gồ lên thành khối u. U thường lớn dần theo phát triển cơ thể trẻ em. U máu ở vùng gần niêm mạc như môi thường phát triển rất nhanh.

Hiện nay, người ta vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nguyên nhân có thể gây ra u máu một số người. Cho nên cũng chưa có biện pháp nào có thể phòng ngừa được u máu. 

U máu ở môi dưới có nguy hiểm không?

Theo nhiều nghiên cứu đánh giá thì người ta nhận thấy rằng u máu là một tình trạng lành tính. Thường không gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc bệnh và nó cũng có thể tự thoái triển mà không cần bất kỳ can thiệp y tế nào. 

Thông thường, u máu thường sẽ đạt kích thước lớn nhất vào khoảng khi trẻ ở tháng thứ 6 đến 10 và bắt đầu quá trình thoái triển tự nhiên sau 1 năm. U máu có thể biến mất hoàn toàn hay một phần khi trẻ từ 5 đến 8 tuổi.

Tuy nhiên, trong một số ít các trường hợp u máu ở môi dưới cũng có thể không thoái triển và gây ra một số biến chứng như:

  • Nguy cơ chảy máu, ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.
  • Khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.
  • Xâm lấn tới vùng khác của miệng. 

Mặc dù những biến chứng này rất hiếm xảy ra nhưng cần phải được theo dõi và điều trị.

Phải làm gì khi bị u máu ở môi dưới?

Khi mắc u máu môi dưới ở trẻ nhũ nhi thì việc theo dõi tiến triển của bệnh và không can thiệp điều trị khi không cần thiết là biện pháp tốt nhất cho trẻ. Bởi vì, với trẻ thì khả năng thoái triển rất thường thấy. Không chỉ vậy mà còn cân nhắc thận trọng giữa hiệu quả mang lại của những can thiệp và tác hại lâu dài cho cuộc sống sau này của trẻ là rất cần thiết. 

Khi việc phẫu thuật chưa thực sự cần thiết thì nó có thể có nguy cơ tái phát và tử vong do chảy nhiều máu, việc phẫu thuật các u lớn ở môi có thể cũng để lại sẹo xấu cho trẻ. 

Khi theo dõi trẻ cần:

  • Tiến hành thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không đụng chạm hay làm tổn thương khối u vì nó có thể gây chảy máu.
  • Theo dõi những biến chứng nếu có. Khi thấy biến chứng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế. 

Can thiệp phẫu thuật triệt để được chỉ định với những u ảnh hưởng tới chức năng hoặc gây biến dạng hoặc không thoái triển và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. 

Khi điều trị có thể lựa chọn biện pháp điều trị nội khoa như sử dụng thuốc giúp thu nhỏ khối u máu, phẫu thuật, dùng tia laser…

Tùy từng trường hợp mà có những biện pháp điều trị khác nhau, có thể cần phải kết hợp nhiều phương pháp mới mang lại hiệu quả điều trị.

Tóm lại, khi bị u máu môi dưới thì biện pháp tốt nhất là thăm khám và theo dõi. Để nguyên không can thiệp có thể mang lại nhiều lợi ích bởi nó sẽ phát triển nhanh tới một giai đoạn rồi thoái triển. Việc can thiệp quá sớm khi chưa cần thiệt lại còn có thể mang lại nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, đừng quá lo lắng khi trẻ mắc bệnh u máu ở môi dưới, mà hãy thật kiên nhẫn chờ đợi nhé. 

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI – Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
  2. ĐỪNG HOANG MANG KHI TRẺ BỊ U MÁU
  3. U MÁU TRẺ EM VÀ NHỮNG BIẾN DẠNG THẨM MỸ
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ