U MÁU Ở TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ? CÁCH  ĐIỀU TRỊ 

Trong những tháng đầu sau sinh, một số trẻ có xuất hiện vết hoặc mảng có màu sắc bất thường trên da. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của u máu ở trẻ sơ sinh, khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy u máu ở trẻ sơ sinh là gì? Cách điều trị như thế nào?

U máu ở trẻ sơ sinh là gì?

U máu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sớm, thường là ngay sau khi em bé được sinh ra hoặc trong vòng vài tuần đầu sau khi sinh. U máu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi các mạch máu hoạt động không chính xác và nhân lên, phát triển một cách bất thường. 

Theo một số chuyên gia, u máu ở trẻ sơ sinh phổ biến hơn ở những em bé da trắng và thường gặp ở các bé gái nhiều hơn so với các bé trai.Trẻ sinh thiếu tháng (hay sinh non) hoặc bị nhẹ cân khi sinh thường sẽ có nhiều nguy cơ bị mắc u máu ở trẻ sơ sinh cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Khoảng  60% các trường hợp u máu ở trẻ sơ sinh có u máu tập trung ở những nơi dễ thấy như đầu, mặt, cổ. Tuy nhiên u máu có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể bé: tay chân, mặt, cổ, hầu họng, khí phế quản, hoặc thậm chí là nội tạng như gan…

U máu ở trẻ sơ sinh là gì

U máu có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể trẻ

Phân loại u máu ở trẻ sơ sinh

  • U máu trên bề mặt ở trẻ sơ sinh: Đối với hầu hết các trường hợp, u máu ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện trên bề mặt da và thường có màu đỏ tươi. Chúng còn được gọi là “vết bớt dâu tây”.
  • U máu sâu ở trẻ sơ sinh: Chúng sẽ nằm sâu dưới da và có màu xanh lam hoặc có màu gần giống với màu da.
  • U máu hỗn hợp ở trẻ sơ sinh: Là khi u máu có một phần nằm sâu dưới da và một phần ở trên bề mặt da của trẻ.

Làm thế nào để chẩn đoán và phát hiện u máu ở trẻ sơ sinh?

Việc chẩn đoán u máu ở trẻ sơ sinh sẽ dựa trên các đánh giá lâm sàng. Nếu khối u máu gây tổn thương hoặc phát triển lớn, lấn chiếm vào các cơ quan quan trọng ở xung quanh, có thể sử dụng MRI để đánh giá mức độ của u máu.

U máu ở trẻ sơ sinh là gì

Hình minh họa một em bé bị “U máu ở trẻ sơ sinh” trên mặt

Khi nào cần phải điều trị u máu ở trẻ sơ sinh?

U máu là u lành tính hay gặp ở trẻ sơ sinh và hầu hết  chúng sẽ biến mất sau một  thời gian dù không được điều trị. Rất khó để biết được khi nào khối u tan biến, Thời gian sẽ tùy vào từng trẻ mà khác nhau. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

  • 50% trường hợp khối u sẽ biến mất khi trẻ được 5 tuổi
  • 70% trường hợp khối u sẽ biến mất khi trẻ được 7 tuổi
  • 90% trường hợp khối u sẽ biến mất khi trẻ tròn 9 tuổi

Tuy nhiên, cha mẹ nên cân nhắc điều trị cho trẻ khi trẻ có một trong số những dấu hiệu sau:

  • U máu đe dọa đến các chức năng quan trọng (U máu đường thở khiến bé bị thở khò khè, khó thở,…)
  • U máu phát triển nhanh với kích thước lớn, chiếm vùng lớn trên mặt trẻ
  • U máu xuất hiện với số lượng lớn
  • U máu với kích thước lớn, đặc biệt khi nằm ở trong nội tạng, ví dụ gan, có thể dẫn đến suy tim ở trẻ
  • U máu liên quan đến hội chứng PHACE, có nguy cơ cao ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể
  • U máu gây lở loét. Các u mạch máu lở loét gây đau đớn cho trẻ và cần được điều trị sớm để chúng có thể mau lành. 

Cách điều trị u máu ở trẻ sơ sinh

Mục tiêu của việc điều trị u máu ở trẻ sơ sinh bao gồm

  •  Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra 
  • Giảm thiểu tình trạng khối u phát triển nhanh, lan rộng, chảy máu, lở loét và nhiễm trùng ở trẻ.
  • Giảm cảm giác tự ti, mặc cảm bản thân ở trẻ và giảm thiểu sự lo lắng của các bậc cha mẹ

Một số phương pháp đã được chứng minh có hiệu quả điều trị u máu ở trẻ:

  • Điều trị bằng cách dùng thuốc: tiêm, thuốc bôi, thuốc uống; 
  • Điều trị bằng cách chiếu laser với bước sóng phù hợp và đã được chứng minh an toàn vào khối u, khiến khối u nhanh chóng tan biến 
  • Có thể dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u nếu cần phải loại bỏ u máu ngay lập tức

Việc lựa chọn phương pháp điều trị u máu phù hợp cho từng trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: cơ địa của trẻ, vị trí của u máu, kích thước, số lượng, khả năng phát triển của khối u,  nguy cơ xảy ra biến chứng, khả năng để lại sẹo,… Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải hiểu thật rõ về bệnh, tình trạng của con và cân nhắc lợi ích cũng như rủi ro của các phương pháp điều trị.

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI – Phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn không để lại sẹo
  2. U MÁU Ở TRẺ SƠ SINH LÀ GÌ? 
  3. Những điều bạn cần biết về u máu trong cơ

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ