U máu và dị dạng mạch máu là gì, có giống nhau không?

U máu và dị dạng mạch máu là 2 bệnh khác nhau nhưng dễ bị nhầm lẫn vì nhiều đặc điểm tương đồng nhau. U máu được biết đến là khối u lành tính bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em, chúng thuộc loại u lành tính của các tế bào nội mạc lát tạo thành mạch máu. 

U máu thường xuất hiện khi trẻ mới sinh và phát triển mạnh trong những năm tháng đầu đời. Tương tự như u máu, dị dạng mạch máu cũng xuất hiện lúc mới sinh nhưng phát triển chậm hơn và tồn tại lâu dài cho tới tuổi trưởng thành. U máu không cố định vị trí, mà có thể xuất hiện ở tất cả bộ phận như: da, đầu, mặt, cổ, mắt, vòm, miệng, họng, ngực, chân, tay, nội tạng, như gan, thận…

u máu và dị dạng mạch máu

Phân biệt u máu và dị dạng mạch máu

U máu là dạng khối u tế bào nội mạc mạch máu thường xuất hiện lúc trẻ mới sinh và có tốc độ phát triển rất nhanh. Nhưng may mắn là khoảng 25% có hiện tượng thoái triển lúc trẻ lên 5 – 7 tuổi, và bệnh này có tỷ lệ trẻ gái cao hơn trẻ trai từ 3 tới 5 lần. Với loại u tế bào nội mạc thường có sự tăng sinh tế bào nội mạc lát thành mạch máu và tế bào nội mạc mới tạo thành các ống mạch mạch máu mới, u phát triển nhanh. Chính vì vậy người bệnh cần theo dõi kỹ tình trạng bệnh và thường xuyên kiểm tra khối u của mình xem phát triển ra sao.

U dị dạng mạch máu ngược lại, là u dị dạng động mạch, tĩnh mạch hay u bạch mạch có sự tồn tại và phát triển đến tuổi trưởng thành chứ không thoái hóa theo thời gian và cố định ở độ tuổi nào. Chính vì đặc tính đó mà các tế bào nội mạc mạch máu không tăng sinh, không tạo các ống mạch máu mới, và chúng phát triển từ từ tới tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân hình thành của u máu và dị dạng mạch máu

Các bệnh u máu và dị dạng mạch máu hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Do đặc tính cấu trúc của dị dạng mạch máu là không có lớp tế bào nội mạc mạch máu, hoặc do sự phát triển bất thường của hệ thống mạch máu nguyên thủy ban đầu kết hợp thêm giãn nở của các kênh mạch và nhánh bên tạo thành. Còn tác nhân nào gây ra hiện tượng đó thì hiện nay khoa học đưa ra một số giả thuyết như sau:

  • Yếu tố di truyền từ cha mẹ, ông bà
  • Rối loạn hormone đột ngột và kéo dài
  • Suy giảm của hệ miễn dịch
  • Những bất thường trong mạch máu
  • Tiếp xúc quá nhiều và quá thường xuyên với hóa chất hay các chất độc hại khác.
  • Tác động tiêu cực trong quá trình mang thai do cha mẹ bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virus 
  • Sau chấn thương không được phục hồi toàn hiện

Các loại u máu và dị dạng mạch máu thường gặp

  1. U máu phẳng: không có sự nổi nên khác biệt so với các vùng da xung quanh
  2. U máu thể gồ: đây là loại u màu đỏ phát triển sần sùi, gồ lên mặt da thành từng đám hay thành chùm như chùm nho. Không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, đây còn là loại u máu dễ bị tác động bởi rất dễ chảy máu khó cầm khi bị va chạm.
  3. U dưới da là loại u khó phát hiện bởi biểu hiện trên mặt da bình thường chỉ hơi đổi màu tím như va chạm nhẹ và có mặt độ căng, bóp xẹp bất thường nếu chú ý quan sát kỹ.
  4. U máu vùng xương hàm: đây là dạng u máu rất nguy hiểm đường được phát hiện bằng X-Quang xương hàm và thường có hiện tượng u phá hủy xương hàm. Biểu hiện loại u này khó phát hiện bởi nó thường lẫn với các hiện tượng răng miệng khác như chảy máu chân răng, u máu phát triển ở lợi và xương hàm, răng lung lay… Nếu không phát hiện kịp thời, khi nhổ răng có khả năng chảy máu ồ ạt khó cầm gây ra biến chứng nguy hiểm.
  5. U máu động mạch: loại u máu này nguy hiểm bởi chúng phát triển chậm và to dần ở tuổi trưởng thành nhưng khó phát hiện. Nếu chú ý sờ sẽ có cảm giác nóng, mạch đập mạnh, có cảm giác như tim đập tại vị trí đó.
  6. U bạch mạch: đây là dạng u phát triển chậm nhưng gây ảnh hưởng rất lớn vì làm biến dạng mặt, chân, tay… vị trí chứa khối u.
  7. U hỗn hợp: đúng như tên gọi của nó, loại u này là tổng hợp của các u khác, vừa u bạch mạch và u máu. Đặc điểm là u phát triển chậm, biến dạng vị trí u phát triển rất khó theo dõi và điều trị.

Tùy từng loại u mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau, ví như hầu hết u máu biến mất (90%) khi trẻ từ 12-14 tuổi mà không cần điều trị gì. Nhưng các loại u máu khác lại cần phẫu thuật hoặc các loại dị dạng mạch máu thì có thể điều trị bằng đốt laser…

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI; Điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
  2. U máu dạng lồi có nguy hiểm không và nên điều trị thế nào cho đúng?
  3. U máu dạng lồi ở người lớn là bệnh gì và cần điều trị như thế nào?

 

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ