U máu trong gan có nguy hiểm không?

Khi được chẩn đoán u máu trong gan có rất nhiều người cảm thấy hoang mang vì lo lắng bệnh này có thể ra nhiều biến chứng nhất là ung thư. Nhưng thực tế u máu trong gan có thực sự nguy hiểm như những gì bạn nghĩ hay không? Cùng tìm hiểu điều đó thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Tổng quan về u máu gan là gì?

u máu trong gan có nguy hiểm không

U máu là một khối u lành tính hình thành do sự tập hợp của nhiều mạch máu và có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan trên cơ thể như ở da, niêm mạc và nội tạng như gan, lách, thận…Trong đó, người ta thống kế thấy u máu trong gan chiếm khoảng  5-7% tổng số u lành tính tại gan. 

Thông thường, người gặp phải tình trạng này rất ít khi gây ra những dấu hiệu lâm sàng nên thường được phát hiện tình cờ khi thăm khám định kỳ. 

U máu trong gan không có nguy cơ tiến triển thành bệnh ung thư gan, nếu có thấy điều thường do ngay từ đầu chẩn đoán nhầm u máu gan với một khối ung thư cũng có hình ảnh gần tương tự. 

Hiện nay người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác tại sao cơ thể của một số người lại có sự xuất hiện u máu gan. Tuy nhiên, người ta nhận thấy một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Bệnh có thể là liên quan tới yếu tố gen gây ra, có nghĩa là u máu sinh ra do di truyền từ bố mẹ. Những người có người thân cận mắc bệnh thì cũng có nguy cơ bị u máu gan cao hơn.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc u máu gan cao hơn so với nam giới rất nhiều lần. Thường có liên quan với sự tăng nồng độ estrogen trong máu như trong thai kỳ hoặc điều trị estrogen ở phụ nữ mãn kinh, dùng thuốc tránh thai nhiều…
  • Liệu pháp hormon thay thế: Những người điều trị bằng liệu pháp hormon thay thế để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh hay mãn kinh thì có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người không điều trị. 
  • Tuổi tác: Hầu hết u máu gan có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ xuất hiện cao hơn ở độ tuổi khoảng 30-50 tuổi. 

Khi bị u máu gan thì hầu hết không có triệu chứng gì mà thường chỉ được phát hiện tình cờ thông qua kiểm tra sức khỏe, tuy nhiên trường hợp u máu ở gan lớn hoặc nằm ở vị trí gần bao gan kích thích gây ra một số biểu hiện như:

  • Đau hạ sườn phải: Xuất hiện đa vùng bụng phía trên bên phải, dưới bờ sườn phải.
  • Thường có cảm giác nhanh no,  đầy bụng sau khi ăn, nôn và buồn nôn.
  • Chán ăn, mệt mỏi. 
  • Nếu xuất hiện biến chứng vỡ u máu gan có thể thấy biểu hiện choáng, chóng mặt, mệt, đau nhiều vùng gan…thường xuất hiện sau chấn thương. Biến chứng này hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm.

Tuy nhiên, biểu hiện bệnh thường không rõ ràng và thường nhầm với bệnh khác. Nên không thể xác định chỉ dựa vào biểu hiện lâm sàng mà cần phải thực hiện một số biện pháp cận lâm sàng.

U máu trong gan có nguy hiểm không? 

U máu trong gan có nguy hiểm không là một trong những câu hỏi mà được người bệnh rất quan tâm. U máu gan là tổn thương lành tính, có thể chung sống hoà bình với người bệnh mà gần không gây ra biến chứng và biểu hiện gì. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất hiếm gặp có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:

  • U máu phát triển lan rộng: Phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh u máu gan thường phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nếu mang thai. Nội tiết tố estrogen tăng cao trong thai kỳ, đây được cho là một yếu tố gây ra một số u máu ở gan phát triển lớn hơn. Cho nên với phụ nữ mang thai mắc bệnh này cần được thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bất thường. 
  • Đau vùng gan: U máu gan phát triển có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng có thể cần phải điều trị, bao gồm đau một góc phần tư phía trên bên phải của bụng( hạ sườn phải), đầy hơi bụng hoặc buồn nôn.
  • Vỡ u máu: U máu rất ít khi bị vỡ mà chỉ vỡ khi bị ngã hoặc chấn thương ở vùng gan. Khi vỡ có thể gây ra mất máu, chèn ép vào tế bào gan, cần được điều trị nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết được u máu trong có nguy hiểm không. Có sự nhìn nhận đúng về bệnh, tránh lo lắng và điều trị khi chưa cần thiết. 

Dịch vụ liên quan:

  1. LASER XUNG DÀI phương pháp điều trị U mạch máu trẻ em an toàn, không để lại sẹo
  2. U máu trong gan là bệnh gì?
  3. U máu ở môi dưới phải làm sao?
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ